Năm 2025, do tình hình thời tiết các tháng đầu năm chưa có nhiều thuận lợi
nên hoạt động cải tạo ao đầm, ương dưỡng giống và thả nuôi các đối tượng thủy
sản diễn ra chậm hơn so với các năm trước. Trong quý I năm 2025, diện tích nuôi
trồng thủy sản thả nuôi mới còn tương đối hạn chế, đa phần diện tích thả sớm là
diện tích nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, chỉ có một số cơ sở
nuôi có điều kiện trang thiết bị hiện đại, nuôi trong nhà lưới có mái che và hệ
thống xử lý nước tốt đã mạnh dạn thả giống nuôi thương phẩm từ sớm, tuy nhiên
số lượng không nhiều
Hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt ở xã Giao Phong
Từ trung tuần tháng 4, thời tiết đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực,
nắng ấm và nền nhiệt độ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cải tạo ao đầm
và thả giống mới, đặc biệt là ao nuôi các đối tượng như tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
cá mặn lợ…. Tính đến ngày 23/5/2025, toàn tỉnh Nam Định đã thả nuôi được
12.305 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt đã thả nuôi được 8.655 ha (đạt hơn
95% kế hoạch năm 2025), điện tích nuôi mặn lợ đã thả được 3.650 ha (đạt 68,3%
kế hoạch năm), trong đó diện tích nuôi tôm sú quảng canh là 1.900 ha, đạt 100%
kết hoạch năm 2025.
Cải tạo ao nuôi tôm tại huyện Hải Hậu
Nhu cầu thả giống tăng cao nên hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống cũng
được đẩy nhanh. Nhiều cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản đã đồng loạt
cho triển khai sản xuất giống ngao, hầu và nhập giống cá mặn lợ, tôm thẻ chân
trắng để ương dưỡng cung cấp cho các hộ nuôi thương phẩm.
Phơi ngao bố mẹ để kích thích sinh sản
Ương dưỡng giống cá hồng mỹ và cá song (mú) trân châu
Ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng
Đối với nuôi cá nước ngọt, hoạt động thả giống diễn ra sớm hơn so với khu
vực nuôi mặn lợ, cho đến thời điểm hiện tại các đối tượng đang phát triển ổn định.
Các loài cá truyền thống như cá chép, cá trắm, cá trôi… và một số đối tượng khác
đã được nuôi phổ biến trong những năm gần đây như cá trắm đen, cá diêu hồng, cá
rô phi, cá lóc bông, lươn, cá trạch tiếp tục được duy trì ổn định nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Nuôi thương phẩm giống cá rô phi Thái Lan
Theo nhận định, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động từ môi
trường, năm 2025 hoạt động NTTS nói chung sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt,
năm âm lịch 2025 là năm nhuận có hai tháng 6, tình hình thời tiết diễn biến theo
mùa chậm hơn theo dương lịch so với năm trước, không khí lạnh kết thúc muộn
hơn, nắng nóng mùa hè sẽ ít gay gắt hơn và không kéo dài như năm 2024. Tuy
nhiên, các loại hình thời tiết cực đoan như bão, dông lốc, mưa lớn đột ngột có nguy
cơ xảy ra với cường độ cao hơn trung bình các năm.
Để có phương án ứng phó với với sự thay đổi bất thường của thời tiết, môi
trường, Chi cục Thủy sản và Kiển ngư đã chỉ đạo phòng Nuôi trồng thủy sản theo
dõi, giám sát chặt tình hình sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản, thực hiện quan
trắc môi trường tại các vùng nuôi tập trung định kỳ 02 lần/tháng, tham mưu triển
khai quan trắc môi trường đột xuất khi có dấu hiệu bất thường về môi trường có
thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đối tượng nuôi. Đồng thời phối hợp với
địa phương thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi tăng cường các biện
pháp ứng phó với thời tiết cực đoan, triển khai các giải pháp giúp giảm bớt các tác
động gây hại đến hoạt động sản xuất thủy sản, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các
mục tiêu đã đề ra trong năm 2025.
Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư