Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chạch bùn tại tỉnh Nam Định
Vào hồi 8h sáng ngày 07/01/2025 Trung tâm giống Thủy hải sản tỉnh Nam Định tổ chức hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng Chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) tại tỉnh Nam Định.” Tại cơ sở 2 xã Mỹ Tân, TP Nam Định.
Thành phần của hội thảo gồm: Lãnh đạo Sở KH&CN,
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, các nhà khoa học, chuyên gia thuộc lĩnh vực
nghiên cứu, Phòng Quản lý khoa học – Sở KH&CN, Phòng KHKT sở NN&PTNT tỉnh
Nam Định, Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định,
TT dạy nghề và hỗ trợ Nông dân – Hội nông dân Tỉnh Nam Định, Đài PTTH tỉnh Nam
Định, Báo Nam Định và các đơn vị, hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản.
Chương trình của hội thảo gồm 2 phần :
Phần 1 Báo cáo kết quả đề tài, báo cáo 3 quy trình kỹ thuật là sản phẩm của đề
tài và ý kiến đóng góp của chuyên gia cũng như các đại biểu tham dự hội thảo.
Phần 2 : Các đ/c thành viên chính
của đề tài tập huấn quy trình kỹ thuật ứng dụng vi sinh trong sản xuất giống
ương nuôi thương phẩm cá chạch bùn.
Tại hội thảo đồng chí chủ nhiệm đề tài
giới thiệu mô hình nuôi thương phẩm cá chạch bùn tại trung tâm cho đông đảo các
đại biểu và các hộ nông dân.
Qua buổi
hội thảo chúng tôi đánh giá:
Thứ
nhất: Tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài nói chung, ứng dụng vi sinh
trong quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch.
Tỉnh Nam Định có tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn
nhưng những năm gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp do chủ trương
dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp,
dịch vụ.
Do đó việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần có sự thay đổi
thích ứng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngành Nông nghiệp tỉnh Nam Định cũng như ngành khoa học
công nghệ tỉnh Nam Định khuyến khích
nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển các đối tượng có khả năng cho sản lượng
cao, chu kỳ nuôi ngắn và đáp ứng nhu cầu thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất lượng
tốt theo hướng an toàn sinh học tiến tới
chăn nuôi hữu cơ.
Từ thực tiễn sản xuất đó chúng tôi đã đề xuất thực hiện đề
tài từ nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh trong quy trình sản xuất giống và
nuôi thương phẩm cá chạch bùn.
Đề tài đã đáp ứng được các vấn đề mà sở ngành, tỉnh yêu cầu
đó là:
+ Nuôi mật độ cao trên 500 con/m2 từ cá bột lên giống; và mật độ 80
– 90 con/m2 nuôi thương phẩm.
+ Thời gian
nuôi ngắn 3 tháng – 4 tháng.
+ Cá chạch
xương mềm (sụn), giá trị dinh dưỡng cao, giầu protein, lành tính, người già, trẻ
nhỏ đều sử dụng được do xương mềm (sụn).
+ Khi ứng dụng
quy trình ứng dụng vi sinh sẽ hạn chế và tiến tới không sử dụng thuốc hóa chất
kháng sinh trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
Thứ 2:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình kỹ thuật ứng dụng vi sinh trong sản xuất
giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn.
- Về môi trường:
+ Ao nuôi: Giảm
lượng khí độc H2S, NO2 10 lần so với quy trình nuôi không
ứng dụng vi sinh.
+ Hệ sinh
thái: bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Hệ sinh vật
trong ao phong phú (tôm tép đồng cao 3 – 5 lần trong ứng dụng so với ao nuôi
không sử dụng vi sinh)
Về kinh tế:
+ Lợi nhuận/ha
tăng cao từ 200 – 300 triệu/ha trong 3 – 4 tháng nuôi (tùy theo giá thị trường)
- Về mặt xã hội:
+ Tạo sản phẩm thực phẩm an toàn sức khỏe cho người tiêu
dùng.
+ Giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho hộ chăn nuôi
+ Tăng cường an sinh xã hội cho các hộ bị thu hồi đất sản xuất
còn diện tích ao nhỏ: Mô hình ứng dụng vi sinh tạo sinh kế mới cho các hộ mất đất
sản xuất chỉ còn 300 – 400 m2 ao vẫn có thể nuôi cá chạch cho sản lượng
1 – 1,5 tấn/ao, sản lượng cao gấp 3 – 5 lần so với nuôi các đối tượng truyền thống
khác.
Thứ 3: Về
khuyến cáo đối với người dân nuôi trồng thủy sản:
Các hộ nuôi trồng thủy sản nên ứng
dụng vi sinh vào ao nuôi của hộ gia đình mình không chỉ trên cá chạch với tần
suất từ 3 – 7 ngày/lần tùy theo mật độ nuôi và đối tượng canh tác. Mà còn có thể
ứng dụng tần suất sử dụng vi sinh như trên ở các mô hình nuôi thủy sản khác
như:
Chúng tôi có thử nghiệm ứng dụng
vi sinh trên ao nuôi cá chép Koi 7 ngày/lần ao nước ngọt và ao cá Koi xen tôm
thẻ trong vùng nuôi nhiễm mặn cá phát triển tốt hơn đối chứng 20 – 30% và sản
lượng tôm tự nhiên tăng gấp 2 – 3 lần ở ao nước ngọt. Và ao vùng nước nhiễm mặn
nuôi thủy sản nước ngọt xen canh tôm thẻ cho sản lượng tôm thẻ tăng 30 – 50% so
với hộ không áp dụng quy trình ứng dụng vi sinh 3-7 ngày/lần.
Nên nhân ủ vi sinh xử lý vào ao
để tăng hiệu quả sử dụng và giảm chi phí sản xuất.
Nên giảm mật độ nuôi với các hộ có nhiều diện
tích canh tác trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng của chiến tranh, cấm vận,
dịch bệnh covid làm kinh tế chưa phục hồi và nhu cầu thực phẩm của thị trường suy
giảm các hộ dân cần giảm mật độ nuôi và đa dạng đối tượng nuôi để tăng hiệu quả
kinh tế.
- Nên hình
thành các chuỗi liên kết để hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ 4. Về khả
năng ứng dụng của đề tài trong thời gian tới
- Mở rộng ứng
dụng đề tài đến đông đảo người dân thông qua đề xuất xây dựng dự án ứng dụng kết
quả đề tài và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất.
- Thử nghiệm ứng
dụng vi sinh trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt và nước mặn
lợ để nhân rộng kết quả của đề tài.
- Biện pháp
góp phần nhân rộng kết quả đề tài nghiên cứu:
+ Tăng cường
truyền thông kết quả của đề tài qua tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ...
+ Phối hợp
đài phát thanh truyền hình thực hiện chuyên mục bạn của nhà nông: Hướng dẫn quy
trình nuôi cá chạch ứng dụng vi sinh.