image banner

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai



image


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chuyển đổi số trong ngành Nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Nam Định
Lượt xem: 162

Chuyển đổi số hiện nay được coi là xu thế tất yếu trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị,… đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Chuyển đối số giúp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành từ đó tạo ra hiệu năng kinh tế cao hơn, giải phóng các khâu trung gian. Trong các lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có sự phát triển muộn và chậm hơn, ít phổ biến hơn. Điều này một phần do đặc thù của nền nông nghiệp Việt Nam có xuất phát điểm thấp, đa phần là hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, trình độ hạn chế, sản xuất theo kinh nghiệm và thụ động với thị trường, nguồn vốn và nhận thức về đổi mới sáng tạo còn chưa cao. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh và ngày càng phổ biến của các thiết bị điện tử có kết nối thông minh, sự tăng trưởng của tỷ trọng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng. Để nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường, tăng tính kết nối, liên kết hướng tới tạo dựng mạng lưới chuỗi sản xuất có sự tham gia của cơ sở khoa học – cơ sở sản xuất – cơ sở tiêu thụ và quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Nam Định đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý cũng như tuyên truyền, hỗ trợ người NTTS kết nối thực hiện chuyển đổi số trong ngành nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với công tác quản lý, Chi cục cũng chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý và giám sát hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhằm đảm bảo tính minh bạch và nhanh chóng, hiệu quả, chính xác. Đối với hoạt động sản xuất, các biện pháp chủ yếu là số hóa số liệu sản xuất, hiện đại hóa, cơ giới hóa, tự động hóa các quy trình sản xuất, cập nhật, ứng dụng và chia sẻ các giải pháp kỹ thuật mới, cập nhật và chia sẻ thông tin thị trường tạo liên kết cung ứng - tiêu thụ chủ động,…. Hiện nay, sau một thời gian triển khai tích cực, trước mắt đã thấy rõ được hiệu quả của chuyển đổi số đối với lĩnh vực NTTS, trong đó có một số nội dung nổi bật như:

anh tin bai

Quan trắc môi trường vùng nuôi ngao tại Xã Giao Xuân- huyện Giao Thủy- tỉnh NĐ

1. Chuyển đổi số trong NTTS

* Ứng dụng công nghệ trong giám sát môi trường nuôi trồng: Quản lý môi trường là khâu quan trọng nhất trong NTTS, đòi hỏi tiến hành thường xuyên, liên tục. Trước nay, việc này thường được thực hiện thủ công bằng các trang thiết bị đo đạc cầm tay (máy đo, que test,..), kết quả thường có sai số do phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng thiết bị và quy trình kiểm tra. Hiện nay, nhiều cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đã hợp tác với các nhà sản xuất thí điểm lắp đặt các thiết bị quan trắc môi trường tự động. Thông tin về môi trường ao nuôi được cập nhật và gửi đến người quan lý thông qua các phần mềm chuyên dụng. Không chỉ giúp giảm bớt thời gian lao động trực tiếp quản lý môi trường, tránh sai số mà việc giám sát liên tục giúp người nuôi phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có thể điều chỉnh môi trường kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.

* Ứng dụng phần mềm quản lý nuôi trồng thủy sản: Với bước đầu là quản lý môi trường thông qua hệ thống quan trắc tự động và phần mềm hỗ trợ đánh giá chất lượng môi trường, khuyến cáo các biện pháp xử lý. Hiện nay việc ứng dụng đã được mở rộng qua việc sử dụng các phần mềm tích hợp quản lý các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất từ quản lý con giống, chăm sóc, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, đến thu hoạch và kết nối tiêu thụ. Các phần mềm này giúp người nuôi trồng thủy sản có cái nhìn tổng quan về sản xuất, quản lý chi phí và lợi nhuận, đồng thời cũng giúp quản lý thông tin về lịch sử chăm sóc và sức khỏe của thủy sản hướng tới số hóa hồ sơ sản xuất để tự động cập nhật số liệu trên các hệ thống quản lý hành chính theo quy định, nhất là đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản.

* Chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng thủy sản: Bước đầu, việc chuyển đổi số trong quản lý chuỗi ứng cung ứng thủy sản đang được triển khai thông qua các kênh thông tin trung gian, hệ thống các ứng dụng mạng xã hội. Tại đây, các cơ sở cung cấp thông tin cần thiết về năng lực sản xuất, sản phẩm, thời gian và khả năng cung ứng để những người có nhu cầu dễ dàng tiếp cận thông tin, nhanh chóng tìm được nguồn sản phẩm theo đúng nhu cầu.

* Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến: Thông qua các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền, Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư đã cung cấp thông tin và hỗ trợ người nuôi tiếp cận kiến thức về các phương pháp quản lý, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ mới, và cách ứng dụng các công cụ số trong quản lý sản xuất. Ngoài ra còn trực tiếp hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công, giúp người dân tiếp cận và sử dụng có hiệu quả hệ thống trực tuyến.

2. Chuyển đổi số trong công tác quản lý

* Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý: Thông qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả được thực hiện đúng quy định đã góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho người dân. Tham gia góp ý cải cách nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực NTTS để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện. Việc áp dụng chuyển đổi số vào quản lý hành chính giúp giảm bớt giấy tờ thủ tục, tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho công tác quản lý, đặc biệt là quản lý số liệu, thống kê, báo cáo cũng như công tác tham mưu được nhanh chóng.

* Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc và kết nối nội bộ và kết nối với người dân thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Zalo: tạo lập các nhóm chia sẻ, cung cấp thông tin, điều hành xử lý thông tin giúp công tác điều hành được thuận lợi, nhanh chóng. Hiện nay, các nhóm Zalo theo chủ đề như nhóm NTTS, nhóm sản xuất giống,.. đã đem lại hiệu quả rất tích cực, là kênh thông tin đáng tin cậy kết nối hoạt động sản xuất và quản lý.

* Khuyến khích hợp tác và chia sẻ dữ liệu: khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc chia sẻ dữ liệu về nuôi trồng thủy sản. Việc chia sẻ thông tin giúp cải thiện khả năng dự báo sản lượng, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong thời kỳ công nghệ thông tin bùng nổ, công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa được áp dụng triển khai trên mọi thành phần kinh tế, việc thích ứng và triển khai ứng dụng, áp dụng số hóa trong sản xuất tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng cường tính bền vững cho ngành thủy sản. Các công nghệ như IoT, blockchain, và phần mềm quản lý không chỉ giúp người nuôi trồng tối ưu hóa quá trình sản xuất mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đối với cơ quan quản lý, chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả công việc, giảm bớt các khâu trung gian, tạo gắn kết và tính kết nối thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý và các thành phần chịu sự quản lý, tăng tính minh bạch, hiệu quả.

Trần Thị Thu Hà - Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Số 07- Trần Nhật Duật – TP Nam Định
Điện thoại: 0228 3640067; Fax: 0228 3631435 . 
Email: sonnptnt@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Sơn -  Giám đốc Sở 
GPXP Số 06/GP-TTĐT-STTT ngày 18/11/2024
Thiết kế : VNPT Nam ĐỊnh
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang